Xây dựng nhà cửa công trình cần rất nhiều thời gian và công sức nhất là đối với nhà tầng. Một trong những kiểu vật liệu được nhiều người sử dụng nhất chính là bê tông cốt thép. Nhiều gia chủ khi chọn vật liệu này sẽ thắc mắc tuổi thọ nhà tầng bê tông cốt thép có lâu không? Làm gì để nhà luôn vững chắc? Để giải đáp những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng Quang Huy tìm hiểu về dạng nhà này các bạn nhé.
Giới thiệu về bê tông cốt thép
Nội dung bài viết
Bê tông cốt thép là một loại vật liệu tổng hợp trong xây dựng, kết hợp giữa bê tông và thép. Sự kết hợp này chủ yếu để bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng. Và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, cầu, đường, nhà xưởng công nghiệp, sân bay, thủy lợi… Trong hầu hết các công trình hiện nay. Kết cấu BTCT đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình. Tại Việt Nam, theo các thống kê sơ bộ, các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép. Chiếm 70% tổng số công trình xây dựng.
Nguyên nhân cần có sự kết hợp này là trên thực tế, bê tông có khả năng chịu lực kéo kém. Nhằm tăng tính khả dụng cho vật liệu này, người ta sẽ thêm vào bên trong bê tông cốt thép. Nhờ đó mà loại vật liệu này cho khả năng chịu được sức kéo tốt hơn rất nhiều lần so với bê tông.
Xem thêm : Bí quyết làm mới ngôi nhà
Tuổi thọ của nhà tầng bê tông cốt thép
Một công trình nhà ở từ bê tông có cốt thép thì có tuổi thọ trung bình khoảng 70 năm. Thực tế, không có con số nào chính xác để định được tuổi thọ của nhà bê tông cốt thép. Vì nó còn phụ thuộc vào chất lượng, các tác động từ môi trường, con người. Nhưng trước hết muốn sản phẩm có tuổi thọ cao cần đảo bảo về chất lượng và kỹ thuật trong việc làm bê tông cốt thép.
Bê tông được làm một cách hoàn hảo từ khâu sản xuất hay chọn được vật liệu bền thì đối với những công trình vẫn có tuổi thọ nhất định. Một công trình có tuổi thọ hàng chục, hàng trăm năm nếu dành thời gian để kiểm tra chất lượng để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra thì để xác định chất lượng của bê tông cốt thép thì còn dựa vào độ cốt thép có được phân bố đều hay không và tỷ lệ như thế nào. Trường hợp cốt thép không đúng tỷ lệ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình như là tình huống rút lõi thép chẳng hạn.
Ưu và nhược điểm của bê tông cốt thép
Ưu điểm
Sở dĩ nhiều người chọn bê tông có cốt thép làm khung cho nhà ở, công trình là bởi
- Giá thành rẻ: Cấu tạo chính của loại vật liệu này là bê tông. Mà các nguyên liệu để làm bê tông lại có giá thành khá rẻ. Sắt, thép hay xi măng tuy có giá thành cao. Nhưng chỉ chiếm từ ⅕ đến ⅙ nên sẽ tiết kiệm rất nhiều.
- Cho khả năng chịu lực tốt: Nếu so với gạch, đá hay gỗ. Thì dạng bê tông cốt thép có khả năng chịu lực tốt hơn gấp nhiều lần. Tùy vào nhu cầu mà có thể chế tạo sao cho có độ cứng. Khả năng chịu lực như mong muốn.
- Độ bền cao: như đã nhắc ở trên. Tuổi thọ của các công trình bê tông cốt thép khá cao. Lên đến hơn 70 năm nếu biết cách bảo quản.
- Khả năng chống cháy tốt: Ở nhiệt độ từ 400 độ C trở xuống. Thì bê tông sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Hơn thế nữa hệ số dẫn nhiệt của bê tông thấp. Nên cũng bảo vệ cốt thép bên trong không bị lên đến nhiệt độ quá cao.
Xem thêm : Cách chống ồn cho nhà mặt phố?
Nhược điểm
- Khối lượng nặng: Các vật liệu bê tông cốt thép thường có khối lượng rất nặng. Cần có nền móng chắc chắn để có thể chịu được. Nhược điểm này hiện được khắc phục đáng kể bằng việc sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực. Hoặc kết cấu bê tông cường độ cao kết hợp với các giải pháp xây dựng hợp lý.
- Thời gian thi công dài: cần phải làm và chờ đợi bê tông cứng lại nên sẽ khá mất thời gian. Trong lúc chờ đợi cần phải bảo quản tốt cho bê tông.
- Khó có thể tái sử dụng nếu tháo dỡ công trình.
- Cần chế tạo ván khuôn trước khi thi công.
Bảo vệ công trình khỏi ăn mòn
Trong xây dựng kết cấu là thứ vô cùng quan trọng, cần phải được đảm bảo dù ở công đoạn nào. Tuy thời gian dài bê tông có thể bị ăn mòn, nhưng nếu có kết cấu chắc chắn thì điều này sẽ diễn ra chậm hơn.
Tiếp đến là tránh để công trình tiếp xúc với những tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng như: khí thải, các dung dịch ăn mòn như axit, muối, … Ngoài ra các loại nấm mốc, ký sinh trùng cũng có khả năng làm hư hỏng kết cấu nhà tầng hay các công trình khác.
Sử dụng bê tông cốt thép trong công trình mang lại khá nhiều lợi ích, nhưng kèm theo đó là những bất cập. Nếu muốn hạn chế tối đa và lựa chọn vật liệu chất lượng hơn bạn có thể tham khảo thép tiền chế.